Hiện nay, ảo hóa đang được xem là xu hướng công nghệ được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Ảo hóa không những giúp tiết kiệm chi phí, điện năng, mà nó còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng khả năng quản lý tập trung. Vậy công nghệ ảo hóa là gì?
Ảo hóa được nhiều doanh nghiệp tin dùng rộng rãi
Giới thiệu công nghệ ảo hóa
Ảo hóa vốn được biết đến là công nghệ được thiết kế để phục vụ cho mục đích tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy chủ và phần mềm chạy trên nó. Công nghệ ảo hóa máy chủ từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Đồng thời mỗi một máy ảo độc lập này đều được thiết lập nguồn hệ thống riêng biệt. Bao gồm trong đó có cả hệ điều hành và các ứng dụng cũng đều riêng lẻ.
Có hai hình thức ảo hóa máy chủ mà bạn cần biết:
- Virtualization Management layer: Đây vốn là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta vẫn thường gọi nó là “hosted”. Ngay như hình bên dưới đã được thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Với một số sản phẩm thông dụng: Microsofts Virtual PC, and VMWare´s Workstation.
- Dedicated Virtualization: Ở hình thức ảo hóa này, chúng ta thường gọi chúng là “bare-metal”. Chúng được chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ. Vì vậy sẽ giúp sử dụng tài nguyên máy chủ một cách tối ưu hơn thay vì sử dụng hình thức “hosted”, tốc độ xử lý cũng đạt mức nhanh hơn. Nổi bật với các sản phẩm thông dụng: ESX, Xen, and Hyper-V.
CÁC MẶT BẤT LỢI CỦA GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG
- Chi phí tăng: khi có nhu cầu cần phải mua thêm máy chủ mới thì kéo theo đó sẽ là những chi phí khác. Điển hình trong đó là nguồn điện, hệ thống làm mát, không gian đặt máy chủ,…
- Hiệu quả đầu tư thấp: Đối với mỗi một máy chủ dành riêng cho một ứng dụng thì năng suất hoạt động của CPU sẽ chỉ rơi vào khoảng 5-15%.
- Giảm chi phí đầu tư phần cứng: Để có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu không ngừng về việc triển khai, phát triển các dịch vụ và ứng dụng mới. Các tổ chức cần phải thúc đẩy và tiếp tục tăng thêm số lượng máy chủ. Thế nhưng, khi càng có nhiều máy chủ thì những vấn đề khó khăn sẽ lại càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
- Giảm khả năng quản lý: Khi ngày càng có nhiều máy chủ và ứng dụng trong một môi trường phức tạp với nhiều loại hệ điều hành khác nhau, cũng như những loại máy chủ khác nhau,… thì chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc theo dõi và quản lý một cách sát sao.
- Hiệu quả công việc giảm: Có một việc bạn thực sự cần biết rằng. Đó chính là khi sử dụng giải pháp truyền thống. Người quản trị hệ thống sẽ cần phải tập trung nhiều thời gian hơn cho việc triển khai máy chủ, cấu hình, giám sát và bảo trì.Điều đó dẫn đến họ không còn nhiều thời gian tập trung nhiều vào các hoạt động, các dự án giúp nâng cao hạ tầng hệ thống.
CÁC LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ẢO HÓA
Giải pháp ảo hóa cho máy chủ giúp giải quyết được các vấn đề về chi phí và năng suất hoạt động của máy chủ. Bằng cách giảm đi chi phí phần cứng và vận hành chỉ đến 50%, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông qua ảo hóa. Đồng thời cũng giúp triển khai các máy chủ một cách nhanh chóng, dễ dàng và tự động quản lý các tài nguyên trong máy chủ tối ưu hơn như:
- Đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng hơn bằng cách quản lý tập trung.
- Tự động hóa việc quản lý các nguồn tài nguyên máy chủ giúp cho các nhân viên IT sẽ không còn tốn quá nhiều thời gian vào việc quản lý các máy chủ. Mà qua đó, họ sẽ trở nên tập trung vào những ứng dụng và dịch vụ mới mang lại lợi ích cho người dùng và tổ chức.
- Giảm đến 50% chi phí cho mọi trang bị. Các thiết bị mới như máy chủ, nguồn, hệ thống làm lạnh… bằng cách tăng hiệu quả hoạt động của các máy chủ hiện tại.
- Tính sẵn sàng cao
- Phục hồi nhanh: Giải pháp ảo hóa giúp dễ dàng copy, clone các tài nguyên hệ thống nên thời gian triển khai hay phục hồi được cải thiện đáng kể.
KHẢ NĂNG SẴN SÀNG CAO CỦA GIẢI PHÁP ẢO HÓA
Ngày nay trong các doanh nghiệp và tổ chức, IT đang đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động của họ. Thế nên việc dừng hoạt động hệ thống IT dù cho bất kỳ lý do nào như: bảo trì, backup, lỗi thiết bị, thảm họa thiên nhiên,… thì cũng sẽ có những tác động rất lớn đến các doanh nghiệp và tổ chức.
Lúc này, giải pháp ảo hóa sẽ giúp bảo vệ các dữ liệu một cách tốt nhất, nó có thể lấy lại toàn bộ dữ liệu đã bị mất; cung cấp khả năng chịu đựng lỗi, đảm bảo các ứng dụng và dịch vụ vẫn tiếp tục hoạt động khi gặp sự cố; đồng thời cho phép việc khôi phục hệ thống IT sau thảm họa hiệu quả với chi phí thấp hơn như:
Bảo vệ dữ liệu an toàn
Như chúng ta cũng đã tìm hiểu, thì giải pháp ảo hóa giúp đảm bảo cho việc sao lưu, khôi phục dữ liệu, ứng dụng, dịch vụ một cách nhanh hơn, dễ dàng và linh động hơn. Việc đáp ứng được các yêu cầu về thời gian và dữ liệu cần phục hồi như:
- Phục hồi các dữ liệu nhanh và đơn giản hơn.
- Đơn giản hóa việc bảo vệ toàn bộ dữ liệu một cách toàn diện.
- Cho phép thực hiện sao lưu dự phòng tập trung các máy ảo mà không bị ảnh hưởng vấn đề gì đến người sử dụng, ứng dụng.
Tính sẵn sàng cao
Bạn phải biết một điều rằng, việc phải dừng hệ thống vì lý do chủ quan hay khách quan đều sẽ gây ra những thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các giải pháp về HA (high availability) đều rất tốn kém khá nhiều về mặt chi phí, từ đó dẫn đến khó triển khai và quản lý. Thế nên, với ảo hóa mang lại cho doanh nghiệp. Đây sẽ là một giải pháp giúp cho hệ thống có thể đạt được độ tin cậy rất cao. Đặc biệt là với chi phí thấp hơn và lại dễ dàng triển khai, quản lý như:
- Cung cấp khả năng sẵn sàng cao (HA) với sự độc lập về phần cứng, hệ điều hành và ứng dụng.
- Không cần ngừng hệ thống khi phải thực hiện những nhiệm vụ bảo trì thông thường: nâng cấp phần cứng, cập nhật hệ điều hành, firmware,…
- Khả năng tự động khởi động lại (restart) khi gặp lỗi.
- Giảm thời gian ngừng hệ thống (downtime) vì những vấn đề chủ quan như: bảo trì, nâng cấp phần cứng, phần mềm, di dời máy chủ,…mà không gây ảnh hưởng đến các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên các máy chủ. Từ đó cho phép các máy ảo có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các máy chủ vật lý khác nhau trên những thiết bị lưu trữ khác nhau.
Mô hình Vmotion của VMware
- Ngăn chặn việc dừng hệ thống bởi các nguyên nhân khách quan như lỗi phần cứng và phần mềm. Môi trường ảo hóa cũng đã xây dựng sẵn các tính năng hỗ trợ rất hiệu quả khả năng chịu đựng lỗi.
- Giúp khôi phục nhanh chóng khi máy chủ vật lý lỗi. Các máy vật lý được nhóm (group) lại với nhau, tạo thành một khối – cluster, chia sẻ với nhau các nguồn tài nguyên (CPU, RAM, Network..) và giúp chịu đựng lỗi của nhau.
Tính năng phòng chống thảm họa
Động đất, bão, hỏa hoạn,…thường sẽ khiến các doanh nghiệp phải chịu nhiều tổn thất rất lớn. Nó là nguyên nhân gây mất dữ liệu, ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng đó, khá nhiều doanh nghiệp lớn đã xây dựng một giải pháp DR. Giải pháp này cho phép khôi phục lại hệ thống sau thảm họa. Tuy nhiên vô tình nó cũng tồn tại nhiều vấn đề khác nhau:
- Chi phí đầu tư cao: Việc bắt buộc chi phí đầu tư cao tùy thuộc theo yêu cầu cấu hình phần cứng ở trung tâm dự phòng (DR site) phải giống với trung tâm chính (Production site).
- Giải pháp khá phức tạp và tốn nhiều thời gian: cần nhiều công cụ, quy trình khôi phục cho từng loại application, từng loại dữ liệu. Bên cạnh đó, quá trình khôi phục cũng tốn quá nhiều thời gian, có thể sẽ không thể đáp ứng đúng yêu cầu về RTO (recovery time objective).
- Khả năng khôi phục không đáng để tin cậy: Người dùng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá lại giải pháp để đảm bảo khả năng khôi phục khi có sự cố. Tuy nhiên, với giải pháp hiện nay thì rất khó kiểm tra do sự phức tạp và mất thời gian cho việc phục hồi.
Giải pháp ảo hóa cung cấp một phương án DR với một chiều hướng tiếp cận hoàn toàn mới – xây dựng trên khái niệm ảo hóa. Nên có thể mang lại những ưu điểm hơn so với các giải pháp thông thường khác hiện nay. Cụ thể như:
- Phục hồi nhanh: ảo hóa giúp dễ dàng copy, clone các tài nguyên hệ thống nên thời gian phục hồi được cải thiện đáng kể.
- Giải pháp phục hồi sau thảm họa luôn luôn sẵn sàng và đạt độ tin cậy cao nhất vì dễ kiểm tra, đánh giá hơn rất nhiều.
- Giảm chi phí xây dựng một giải pháp Disaster Recovery nhờ sử dụng các máy ảo là phần cứng độc lập, có thể chạy trên bất kỳ những máy chủ vật lý x86 thông thường mà không cần chỉnh sửa, cấu hình lại. Vì vậy có thể sử dụng bất kỳ máy chủ nào ở DR site mà không bắt buộc phải mua phần cứng giống như ở Production site.
Xây dựng hạ tầng Cloud Computing cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Cũng trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi cũng xin phép được giới thiệu đến các bạn một số giải pháp để xây dựng Private Cloud. Những giải pháp này thuộc quyền sở hữu của một số nhà cung cấp. Trong đó bao gồm có cả một số tên tuổi lớn như : VMware, IBM, Dell, Microsoft.
Tất cả các sản phẩm này đều rất có giá trị, và chúng đáp ứng được các nhu cầu của một số phân khúc khách hàng nhất định.
Danh sách các giải pháp xây dựng Private Cloud :
VMware
VMware vCloud Driector
VMware vCloud Request Manager
VMware vCenter Chargeback (Nếu bạn muốn tính phí để làm dịch vụ cho thuê)
IBM
IBM Tivoli Service Automation Manager
IBM Service Delivery Manager
IBM CloudBurst
DELL
VIS Sefl-Service Creator
VIS Director
VIS Integration Suites
Microsoft
SCVMM 2012 (System Center Virtual Machnine Manager) : Microsoft cũng vừa mới ra mắt bản beta của SCVMM 2012
http://www.microsoft.com/systemcenter/en/us/virtual-machine-manager/vm-vnext-beta.aspx
Các thành phần hạ tầng khác như SAN Storage, Network dành cho Private Cloud hay phân tích đi sâu vào giải pháp Private Cloud của VMware. Chúng tôi hứa hẹn sẽ trao đổi với các bạn ngay trong một bài viết riêng vào dịp khác.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ về giải pháp ảo hóa cho máy chủ. Các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin và kiến thức cần thiết về giải pháp ảo hóa này nhé.