Điểm danh 5 khác biệt cơ bản giữa hệ thống VoIP và điện thoại cố định

Đóng góp bởi: TriAnh Solutions 259 lượt xem Đăng ngày 10/06/2023 Chia sẻ:

ệ thống VoIP sở hữu nhiều tính năng tối ưu. Đặc biệt hỗ trợ tối ưu trong quá trình xử lý tác vụ với khách hàng. Đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng điện thoại cố định truyền thống.

Chiếc điện thoại đầu tiên được phát minh từ năm 1976. Ngày nay, điện thoại không chỉ có nhiệm vụ để nghe gọi, mà nó còn được tích hợp nhiều chức năng khác độc đáo. Nó đã trở thành một công cụ thiết yếu vào cách thức tổ chức hoạt động của mỗi doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của VoIP. Giúp cho quá trình giao tiếp, hợp tác, quảng bá sản phẩm diễn ra thuận tiện hơn. Đó là lý do có nhiều doanh nghiệp chuyển từ điện thoại cố định sang hệ thống VoIP. Vậy hai hệ thống này điểm gì khác nhau, điều gì khiến cho VoIP được ưa chuộng đến vậy. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

VoIP không chỉ nghe gọi mà còn đem đến nhiều tính năng hiện đại

Chi phí sử dụng



VoIP giúp tiết kiệm chi phí

Mặc dù chi phí dịch vụ điện thoại cố định đã giảm xuống, nhưng so với hệ thống VoIP thì vẫn cao hơn nhiều. Đơn cử, các gói VoIP thông thường đã bao gồm cước gọi không giới hạn miễn phí tới bất kỳ đâu trên toàn thế giới.

Hơn nữa, các dịch vụ VoIP được tính phí trên từng người hoặc mỗi chỗ ngồi. Nhờ vậy sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chi phí.

Ngoài ra, VoIP tương thích với hầu hết mọi thiết bị smart phone, tablet, giúp cắt giảm chi phí công nghệ, lắp đặt.

Công nghệ

VoIP hoạt động thông qua đường truyền Internet, thay vì dùng dây, hay cáp quang như điện thoại truyền thống. Một trong những khác biệt cơ bản nhất giữa chúng là công nghệ được sử dụng để thực hiện cuộc gọi.

Đối với điện thoại cố định hoạt động dựa trên mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Kết hợp mạng lưới dây đồng cùng cáp quang để truyền tải dữ liệu.

Vì vậy, ưu điểm của điện thoại truyền thống là mang tới chất lượng cuộc gọi ổn định, âm thanh rõ ràng. Nhược điểm đó là chỉ có tính năng nghe gọi, cước phí khá cao.

Trong khi đó, VoIP hoạt động thông qua đường truyền Internet. Tiết kiệm chi phí đầu tư mua dây hay cáp quang.

VoIP xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1995. Cho đến nay, nó đã được cải thiện và tối ưu hoá nhiều khuyết điểm về chất lượng cuộc gọi như trước đây.

Tính năng

Mặc dù có mức chi phí bỏ ra thấp hơn, nhưng hệ thống VoIP không chỉ cung cấp 2 chức năng chủ yếu là để nghe – gọi. Nó còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích như chuyển tiếp, gọi hội nghị, ghi âm, tích hợp điện thoại với các ứng dụng kinh doanh.

Với trang bị điện thoại cố định truyền thống, người dùng bị hạn chế những tính năng trên. Nó chỉ mang đến các tiện ích cơ bản là thực hiện cuộc gọi trong nước, quốc tế, tra cứu IP người gọi, chặn, chờ cuộc gọi, gọi thư thoại, gọi ba chiều.

Thiết bị

Người dùng có thể kết nối VoIP với máy tính thông qua phần mềm, điện thoại cố định qua analog, điện thoại IP, thậm chí là smartphone.

Còn đối với điện thoại cố định sẽ cần lắp thêm thiết bị vật lý để kết nối với PSTN. Quá trình thực hiện tốn nhiều thời gian, công sức, không đơn giản như VoIP.

Quy mô

Một ưu điểm tuyệt vời nữa của VoIP phải kể đến tính năng thêm bớt người dùng, có thể thêm trực tiếp trên VoIP mà không cần đến các kỹ thuật viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm. Bởi thao tác không đòi hỏi nhiều kiến thức hay kinh nghiệm. Bạn có thể tự thực hiện một cách đơn giản qua vài bước hướng dẫn.

Đây có thể trở thành một vấn đề tương đối phức tạp, gây trở ngại lớn đối với người dùng điện thoại truyền thống. Vì quá trình này tương đối phức tạp, cần đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề, trình độ chuyên môn. Hơn thế nữa là sự tốn kém tiền bạc, mất thời gian. Do đó, không phải đơn vị nào cũng đủ khả năng, tiềm lực, điều kiện để thực hiện. Nhất là với những doanh nghiệp nhỏ, ít nhân lực.

Có thể thấy, sự lựa chọn hệ thống VoIP mang tới khả năng mở rộng quy mô cao. Hầu hết các dịch vụ VoIP đều có một cổng thông tin trực tuyến. Vừa thuận tiện cho việc quản lý, kiểm soát, mà còn giúp bạn có thể dễ dàng thêm hoặc xóa người dùng, line điện thoại khi cần.

Đồng thời, cũng như tùy chỉnh các tính năng khác mà không tốn bất kỳ khoản phí nào phát sinh. Doanh nghiệp có thể bắt đầu chỉ với một người dùng duy nhất. Sau đó, tăng dần về quy mô, số lượng thành viên theo thời gian. Hạn chế việc đầu tư quá đà, không phù hợp, gây tốn kém, lãng phí.

Với các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, thu hẹp quy mô hoạt động. Việc cân nhắc giữa VoIP và điện thoại truyền thống là điều cần thiết, nhằm điều chỉnh theo nhu cầu hiện tại của mình.

Nhìn chung, cả điện thoại cố định truyền thống và hệ thống VoIP đều có một nhiệm vụ trọng yếu là kết nối các nhân nhân với nhau. Giữa chúng sẽ có những sự khác biệt lớn về phương thức hoạt động, chi phí, lợi ích mang lại.

Nếu nhìn vào những giá trị mà  tổng đài VoIP đem đến. Có lẽ đã đến lúc, doanh nghiệp nên chuyển đổi sang hệ thống VoIP. Một phần để tối ưu các nguồn lực, cũng như bắt kịp xu hướng công nghệ của tương lai và không sợ đi thụt thời đại.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

XU THẾ TẤT YẾU

Đồng hành xu thế chuyển đổi số cho doanh nghiệp cả nước.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số
hotline 1900.2727777 để được hướng dẫn.

Chúng tôi trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ!