Game Blockchain Là Gì? Tại Sao Người Trẻ Lại Muốn Kiếm Tiền Từ Nó?

Đóng góp bởi: TriAnh Solutions 688 lượt xem Đăng ngày 19/06/2023 Chia sẻ:

Công nghệ Blockchain xuất hiện đã mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực như: tài chính ngân hàng, logistics, điện tử viễn thông, kế toán kiểm toán,… Vậy Game Blockchain là gì? Tại sao người trẻ lại muốn kiếm tiền từ nó?

I. Khái niệm của blockchain?

Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.

Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.

1. Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ

Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.

Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.

Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế. Trong hệ thống

Blockchain game chia thành 3 loại chính gồm: Public, Private và Permissioned:

Public: Đây là hệ thống blockchain mà bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain được Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay thậm chí là hàng vạn nút tham gia.

Private: Đây là hệ thống blockchain cho phép người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về một bên thứ ba tuyệt đối tin cậy. Bên thứ ba này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp.

Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain game Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch.

Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phí rất cao.

Ví dụ về public blockchain: Bitcoin, Ethereum… Permissioned: Hay còn gọi là Consortium.

Đây là một dạng của Private Blockchain nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định. Nó kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private.

Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

2. Các phiên bản của công nghệ Blockchain

Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.

Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.

Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động: Đưa Blockchain game vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.

II. Game blockchain hoạt động như thế nào?

Công nghệ blockchain có lẽ là phát minh tốt nhất từ chính Internet.

Nó cho phép trao đổi giá trị mà không cần sự tin tưởng hoặc chứng cứ làm tin. Hãy tưởng tượng bạn và tôi đặt cược 50$ cho thời tiết ngày mai ở San Francisco.

Tôi đặt cược trời sẽ nắng, bạn cược là mưa. Hôm nay chúng ta có ba tùy chọn để quản lý giao dịch này: Chúng ta có thể tin tưởng lẫn nhau. Mưa hoặc nắng, người thua sẽ trả 50 đô la cho người chiến thắng.

Nếu chúng ta là bạn, đây có thể là một cách hay để đặt cược. Tuy nhiên, dù là bạn bè hay người lạ thì vẫn không thể dễ dàng trả tiền cho người kia. Chúng ta có thể biến tiền cược thành một hợp đồng.

Với một hợp đồng tại chỗ, cả hai bên sẽ dễ phải trả tiền hơn, tuy nhiên, nếu một trong hai người quyết định không trả, người chiến thắng sẽ phải trả thêm tiền để trang trải chi phí pháp lý và bản án có thể mất một thời gian dài.

Đặc biệt với một lượng tiền mặt nhỏ, điều này dường như không phải là cách tối ưu để quản lý giao dịch. Chúng ta có thể nhờ đến một bên thứ ba trung lập. Mỗi người trong chúng ta đưa 50 đô la cho một người thứ ba, cô ấy sẽ đưa tổng số tiền cho người chiến thắng.

Nhưng, cô ấy cũng có thể bỏ trốn với tất cả số tiền. Vì vậy, chúng ta sẽ chọn một trong hai lựa chọn đầu tiên: tin tưởng hoặc hợp đồng. Cả sự tin tưởng và hợp đồng đều không phải là giải pháp tối ưu. Chúng ta không thể tin tưởng vào người lạ và thực thi hợp đồng đòi hỏi thời gian và tiền bạc.

Công nghệ blockchain là thú vị vì nó cung cấp cho chúng ta lựa chọn thứ ba, an toàn, nhanh chóng và rẻ tiền. Đa phần các vật phẩm trong game blockchain hiện nay đều được giao dịch dưới dạng NFT.

Vì vậy mà các game blockchain còn có tên gọi là game NFT. NFT là viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token. Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế kỹ thuật số. Theo tạp chí Forbes “NFT là một đại diện kỹ thuật số của bất kỳ đối tượng nào trong thế giới thực, đó có thể là tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, video hay các phần thưởng, vật phẩm trong các trò chơi điện tử.” NFT thường được giao dịch trực tuyến thông qua các loại tiền điện tử.

Tuy nhiên, NFT không phải là một loại tiền điện tử như nhiều người nhầm tưởng. Bởi vì chúng ta không thể quy đổi một NFT này sang bất kỳ một NFT nào khác hay thậm chí là không thể chia nhỏ các NFT.

Vì vậy, đối với các tựa game NFT, mỗi một vật phẩm trong game là một NFT mà người chơi có thể mua bán hoặc trao đổi bằng tiền điện tử để thu về lợi nhuận. Đây là lí do vì sao rất nhiều người lựa chọn chơi các tựa game NFT không chỉ với mục đích giải trí như thông thường mà là để kiếm tiền từ game. Blockchain cho phép viết một vài dòng code, chương trình chạy trên blockchain, mà cả hai chúng ta gửi 50 đô la vào đó.

Chương trình này sẽ giữ 100 đô là an toàn và kiểm tra thời tiết ngày mai một cách tự động trên nhiều nguồn dữ liệu. Nắng hoặc mưa, nó sẽ tự động chuyển toàn bộ số tiền cho người chiến thắng. Mỗi bên có thể kiểm tra hợp đồng logic, và vì nó đang chạy trên blockchain nên nó không thể thay đổi hoặc ngừng lại. Nỗ lực này có thể là quá cao đối với một giao dịch 50 đô la, nhưng hãy tưởng tượng khi bán nhà hoặc công ty.

Mục tiêu của phần này là để giải thích cách blockchain hoạt động mà không thảo luận về các chi tiết kỹ thuật sâu, nhưng đủ để bạn có một ý tưởng chung về logic và cơ chế cơ bản.

Ứng dụng được biết đến và thảo luận nhiều nhất của công nghệ blockchain chính là Bitcoin. Một loại tiền tệ số có thể được sử dụng để trao đổi sản phẩm và dịch vụ, giống như đồng đô la Mỹ (USD), Euro (EUR), đồng (Việt Nam) và các loại tiền tệ quốc gia khác. Hãy sử dụng ứng dụng đầu tiên của công nghệ blockchain này để tìm hiểu cách hoạt động của nó.

III. Tại sao người trẻ muốn kiếm tiền từ Game Blockchain?

Chúng ta đã bước đến giai đoạn thời 4.0 của công nghệ, cùng với sự phát triển đó đã có nhiều trào lưu game dùng để kiếm tiền được.

Những game blockchain như Axie Infinity hay Simba Empire đang là nơi để một số người kiếm thêm thu nhập trong thời gian giãn cách ở nhà. Chỉ cần bỏ ra cho mình 4-6 tiếng mỗi ngày, blockchain game nhằm mục đích kiếm tiền và giải trí sau chuỗi ngày bận rộn với các công việc của riêng mình.

Công nghệ Game Blockchain được đánh giá là “làn gió mới”, sẽ tạo ra bước ngoặt trong lĩnh vực phát triển game. Vì game Blockchain không chỉ thay đổi cách chơi và cách kiếm tiền trong game, mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội tiềm năng doanh thu cho các nhà phát triển, các start-up tham gia. Game đã là ngành có khả năng sinh ra những doanh nghiệp tỷ USD.

Thế giới có nhiều game khác nhau liên quan Blockchain. Gần đây có nhiều tựa game đưa lên Blockchain đã phát triển nở rộ.

Tại tọa đàm về xu hướng phát triển game blockchain chiều 10/8, ông Phạm Minh Trí, CEO & Co-founder My Defi Pet và Kardia Chain chia sẻ, khi ứng dụng công nghệ Blockchain vào trong game sẽ mang lại những ưu điểm nổi trội, giúp người dùng có thể sở hữu, lưu trữ các vật phẩm trong game một cách an toàn hơn, minh bạch các chỉ số vật phẩm trong game… Ông Trí so sánh xu thế blockchain game giống như làn sóng Mobi game 10 năm trước, đang làm thay đổi cách chơi, các tương tác của người chơi.

Hiện nay, số lượng người chơi và sở hữu đồng tiền số còn rất nhỏ, chỉ vài chục triệu. Đây là ngành sẽ phát triển trong dài hạn. Tuy nhiên, với nhà đầu tư cần thận trọng, tính toán để những rủi ro trong ngắn hạn không ảnh hưởng tới tài chính.

IV. Ưu và nhược điểm của Game Blockchain

1. Ưu điểm

Phân tán

Vì dữ liệu blockchain thường được lưu trữ trong hàng ngàn thiết bị trên một mạng lưới gồm các node phân tán, hệ thống và dữ liệu có khả năng chống lại các lỗi kỹ thuật và các cuộc tấn công độc hại.

Mỗi node mạng có thể sao chép và lưu trữ một bản sao của cơ sở dữ liệu nên không xảy ra tình trạng điểm lỗi đơn: một node đơn khi ngoại tuyến sẽ không ảnh hưởng đến tính bảo mật của mạng lưới. Ngược lại, nhiều cơ sở dữ liệu truyền thống, với việc dựa vào một hoặc một vài máy chủ, sẽ dễ bị tổn thương hơn trước các lỗi kỹ thuật và tấn công mạng.

Tính ổn định

Các khối đã được xác nhận rất khó bị đảo ngược, có nghĩa là một khi dữ liệu đã được ghi vào blockchain, việc loại bỏ hoặc thay đổi nó là vô cùng khó khăn.

Nhờ vậy, blockchain trở thành một công nghệ tuyệt vời để lưu trữ hồ sơ tài chính hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác khi cần phải theo dõi kiểm toán vì mọi thay đổi đều được theo dõi và ghi lại vĩnh viễn trên một sổ cái phân tán và công khai.

Ví dụ: một doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ blockchain để ngăn chặn hành vi gian lận từ các nhân viên của mình. Trong kịch bản này, blockchain có thể cung cấp một hồ sơ an toàn và ổn định về tất cả các giao dịch tài chính diễn ra trong công ty.

Điều này sẽ khiến nhân viên khó có thể che giấu các giao dịch đáng ngờ.

Hệ thống không cần sự tin tưởng

Trong hầu hết các hệ thống thanh toán truyền thống, các giao dịch không chỉ phụ thuộc vào hai bên liên quan mà còn phụ thuộc vào một trung gian – chẳng hạn như ngân hàng, công ty thẻ tín dụng hoặc nhà cung cấp thanh toán. Khi sử dụng công nghệ blockchain, điều này không còn cần thiết vì mạng lưới các nút phân tán thực hiện xác minh các giao dịch thông qua một quy trình được gọi là đào.

Vì lý do này, Blockchain thường được gọi là hệ thống ‘không cần sự tin tưởng’. Do đó, một hệ thống blockchain sẽ loại bỏ được rủi ro từ việc tin tưởng vào một tổ chức duy nhất và cũng giảm các chi phí chung và phí giao dịch bằng cách cắt giảm các bên trung gian và bên thứ ba.

2. Nhược điểm

Sửa đổi dữ liệu

Một nhược điểm khác của các hệ thống blockchain là một khi dữ liệu đã được thêm vào blockchain thì việc sửa đổi là rất khó.

Mặc dù tính ổn định là một trong những lợi thế của blockchain, nhưng nó không phải lúc nào cũng tốt. Việc thay đổi dữ liệu hoặc mã blockchain thường rất phức tạp và thường cần có một hard fork, trong đó một chuỗi sẽ bị bỏ và một chuỗi mới được đưa lên.

Chìa khóa cá nhân Blockchain sử dụng mật mã chìa khóa công khai (hoặc bất đối xứng) để cung cấp cho người dùng quyền sở hữu đối với các đơn vị tiền điện tử của họ (hoặc bất kỳ dữ liệu blockchain nào khác).

Mỗi tài khoản blockchain (hoặc địa chỉ) có hai chìa khóa tương ứng: một chìa khóa chung (có thể chia sẻ) và một chìa khóa cá nhân (cần được giữ bí mật). Người dùng cần chìa khóa cá nhân để truy cập vào tiền của họ, nghĩa là tự họ đóng vai trò như một ngân hàng.

Nếu người dùng mất chìa khóa cá nhân, tiền sẽ bị mất và không thể làm gì hơn được nữa. Không hiệu quả Các blockchain, đặc biệt là những loại đang sử dụng Proof of Work, là rất kém hiệu quả. Lý do là vì đào có tính cạnh tranh cao và cứ sau mười phút lại có một người chiến thắng nên công sức của các thợ mỏ khác sẽ bị lãng phí. Khi các thợ mỏ liên tục cố gắng tăng sức mạnh tính toán, họ sẽ có cơ hội tìm được lời giải hợp lệ cao hơn.

Do đó các tài nguyên được sử dụng bởi mạng lưới Bitcoin đã tăng đáng kể trong vài năm qua, và hiện tại lượng điện tiêu thụ dành cho bitcoin đã vượt qua nhiều quốc gia, chẳng hạn như Đan Mạch, Irel.

V. Kết luận

Trên đây là cái nhìn tổng quan về Game Blockchain và lý do tại sao người trẻ lại muốn kiếm tiền từ nó. Thông qua bài viết này hy vọng có thể giúp mọi người có cái nhìn khách quan và cân nhắc kỹ khi kiếm tiền từ Game Blockchain.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.

XU THẾ TẤT YẾU

Đồng hành xu thế chuyển đổi số cho doanh nghiệp cả nước.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số
hotline 1900.2727777 để được hướng dẫn.

Chúng tôi trân trọng và rất hân hạnh được phục vụ!